Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành logistics đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như số lượng không đủ, trình độ chuyên môn thấp...Phát triển nguồn nhân lực ngành logistics VN đang là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS VN
VN có lợi thế nẳm trên trục giao thông hàng hải quốc tế, do vậy VN có đủ điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm logistics của khu vực, thế giới. Tuy nhiên, vấn đề VN đang phải đối mặt đó chính là nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp không cao và đi kèm với đó là các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành này vẫn chưa được chú trọng.
VỀ SỐ LƯỢNG: CHƯA ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN
Theo viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển , trường Đại học kinh tế quốc dân, đa số các doanh nghiệp logistics VN có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít, năng lực hạn chế. Trong khi đó, tiềm năng và nhu cầu đối với thị trường logistics rất lớn, số lượng các doanh nghiệp logistics với quy mô siêu nhỏ mới chỉ đáp ứng được một phần rất khiêm tốn của thị trường.
Theo cục Hàng Hải VN, năm 2014, VN có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics trong tổng số 300.000 DN cung ứng dịch vụ liên quan tới logistics, trong đó cũng chỉ có khoảng 6000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực này. Đa phần các doanh nghiệp đều thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần có quy mô tương đối lớn (từ 100 đến 300 nhân viên).
VỀ CHẤT LƯỢNG: ĐANG RẤT CẦN NGUỒN NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN SÂU
Khi đề cập đến nhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn cho nhân viên logistics, các công ty đang rất chú trọng đến các mảng như chuỗi cung ứng (38.3%), vận tải quốc tế (36.7%), quản lý hệ thống thông tin (35%).
Theo viện nghiên cứu phát triền, có đến 53% doanh nghiệp được khảo sát là thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ 16.7% các doanh nghiệp hải lòng về trình độ chuyên môn của nhân viên, có tới 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên sau khi tuyển dụng.
Kết quả điều tra của viện Nghiên cứu và phát triển của trường đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay có tới 80.26% nhân lực trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23.6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước; 6.9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo và tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài là 3.9%. Có đến 80.26% nhân lực ngành logistics được đào tạo chuyên môn không chính thống thông qua việc trực tiếp thực hiện công việc hàng ngày.
Hotline