GDP VIỆT NAM NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG 8.02%, TỐC ĐỘ HÀNG NĂM NHANH NHẤT KỂ TỪ NĂM 1997
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8.02% năm 2022, là tốc độ phát triển GDP hàng năm cao nhất kể từ năm 1997, được đóng góp chủ yếu bởi doanh số bán lẻ trong nước và sự xuất khẩu mạnh mẽ nhưng đang đối mặt với những “cơn gió ngược” từ sự suy thoái toàn cầu.
Chỉ số này cao hơn mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là 6.0% - 6.5%, và mức tăng trưởng năm vừa rồi chỉ đạt 2.58%, khi mà các đợt phong tỏa do Covid -19 đã để lại những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng hằng năm cao khi mà những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến nhu cầu xuất khẩu từ Việt Nam, đó là nhà sản xuất chủ yếu những mặt hàng như dệt may, giày dép và điện tử cho các thương hiệu quốc tế lớn.
“Thành quả kinh tế này đáng chú ý trong bối cảnh tình hình bất ổn kinh tế - chính trị và những thách thức trên toàn cầu” theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO).
Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2022 tăng 7.78%, trong khi khu vực dịch vụ tăng 9.99%, và khu vực nông nghiệp tăng 3.36%, GSO nói thêm.
Xuất khẩu năm 2022 tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD, trong khi doanh số bán lẻ tăng 19,8%, theo GSO, giá tiêu dùng tháng 12 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù nền kinh tế năm 2022 tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong thập kỷ, các nhà kinh tế cảnh báo rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với “những cơn gió ngược” đang ở phía trước, với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các chuyến hàng xuất nhập khẩu.
Theo Ông Cấn Văn Lực, cố vấn chính phủ và hiện là chuyên gia Kinh tế tại BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết: “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại đang gây ra nhiều khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong năm tới”.
Ông Lực cho biết thêm áp lực lạm phát tăng sau khi lượng cung tiền tăng vào cuối năm 2022, đồng thời Ông Lực nói thêm rằng: “Việt Nam sẽ nhập khẩu rất nhiều hàng hóa trong khi giá hàng hóa vẫn còn cao, đồng nghĩa áp lực lạm phát sẽ cao hơn”.
Xuất khẩu trong tháng 12 đã giảm 14% so với cùng kỳ năm trước còn 29,66 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng giảm 8.1% xuống còn 29.16 tỷ USD. Nhập khẩu giảm có thể phản ánh ngành công nghiệp sẽ bị thu hẹp trong tương lai khi mà sự cắt giảm việc mua nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ sản xuất.
Theo Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP trong quý 4 là 5.92%, chậm hơn so với mức tăng 13.71% ở quý 3. Tăng trưởng quý 3 đã được điều chỉnh tăng từ 13.67%
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, một trong những động lực kinh tế của đất nước đã tăng từ 13.5% trong năm nay lên 22.4 tỷ USD, theo thông cáo chính phủ. Nhưng những cam kết FDI, cho thấy dòng vốn đầu tư trong tương lai đã giảm 11% trong năm xuống còn 27,22 tỷ USD.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5% và lạm phát 4.5% trong năm tới.
Theo Khanh Vu – REUTERS
Bản dịch Bruno Chen – Thế Lộc
Hotline